Không lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh hô hấp ở trẻ

Đăng lúc 05:00 16-12-2014

Kể từ khi GS. Alexander Fleming tìm ra penicillin, cho đến nay kháng sinh đã có hơn 60 năm lịch sử và vốn được coi như giải pháp kì diệu ngăn chặn các tử vong đến từ vi sinh vật. Đến thế kỉ 21 này, lạm dụng kháng sinh trong điều trị lại đang rung lên hồi chuông cảnh báo động do hậu quả khiến tăng tỷ lệ tử vong bởi các nhiễm trùng nghiêm trọng do tình trạng kháng kháng sinh và tác dụng phụ của nó mang lại.

Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn” là nguyên tắc đầu tiên khi sử dụng kháng sinh. Nhưng đây cũng là nguyên tắc bị vi phạm nhiều nhất và gây nên nhiều hậu quả nhất.

bao-khi-nhi-khang-sinh-trong-dieu-tri-ho-hap-tre-em

Ts. Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Có đến 85-95% trẻ bị ho là do virus gây nên và với virus thì kháng sinh không có hiệu quả, thậm chí còn làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh”. Trên thực tế không phải chỉ một vài mà là hầu hết các bố mẹ khi trẻ có húng hắng ho, sốt là ngay lập tức “ tự kê đơn”  và ra hiệu thuốc mua thuốc, hay mua theo đơn cũ đã sử dụng trước đó thấy có hiệu quả hoặc cẩn thận hơn thì bố mẹ sẽ ra kể bệnh với người bán thuốc để được tư vấn mua thuốc; kháng sinh, chống viêm, hạ sốt – là tổng hợp các thuốc các mẹ sẽ nhận được để về cho bé uống; trong đó kháng sinh luôn là đầu bảng trong gói thuốc nào cũng sẽ có, thậm chí kháng sinh phải thật “nặng” trẻ mới có thể nhanh khỏi bệnh.

Các mẹ cần biết, với các bệnh hô hấp, nguyên nhân nhân khởi phát do virus chiếm đến 80-90%.  Mà bệnh do virus gây ra thì sử dụng dùng kháng sinh không có tác dụng. Kháng sinh chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn, mà bệnh trẻ mắc có phải do nhiễm khuẩn hay không, chỉ có thể là bác sĩ khám và đưa ra kết luận. Do vậy, kháng sinh chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.

Hậu quả khi tự ý sử dụng kháng sinh là gì?

Bất kì loại thuốc nào, song song với tác dụng nhanh chóng là các tác dụng không mong muốn. Khẩu hiệu “Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết” đúng với mọi loại thuốc, đặc biệt với kháng sinh. Những thói quen kể trên thường dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh điều trị cho trẻ; điều này thường gây ra các tác dụng phụ trước mắt như loạn khuẩn đường ruột, nhiễm độc cơ quan (gan, thận...). Hậu quả nguy hiểm hơn của lạm dụng kháng sinh là tình trạng kháng kháng sinh. TS. Nguyễn Văn Kính, GĐ Bệnh viện nhiệt đới TW, trong một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra với với từng nhóm kháng sinh tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh đều đã ở trên 50%.

Vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc là hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, không đúng phổ kháng khuẩn. Trẻ có thể tái mắc chủng vi khuẩn trước đó, khi đó phải sử dụng loại kháng sinh khác phổ kháng khuẩn rộng hơn, nguy cơ gặp tác dụng phụ nhiều hơn. Vẫn nhiễm khuẩn đó nếu không lạm dụng thuốc và sử dụng đúng phổ kháng khuẩn thì chỉ cần sử dụng kháng sinh phổ hẹp hơn, an toàn và ít tác dụng phụ hơn. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng do khó kiểm soát các vi khuẩn kháng thuốc phát triển thành các chủng vi khuẩn mới mạnh hơn, độc tính cao hơn và chưa có thuốc điều trị.

Để trẻ không phải sử dụng kháng sinh, mẹ giúp bé hạn chế nhiễm khuẩn … dự phòng các nhiễm khuẩn cho bé bằng cách điều chỉnh chế độ chăm sóc, dinh dưỡng và sử dụng một số thảo dược có thành phần kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch như cỏ Xạ Hương, Húng Chanh, Bách Bộ …

Thận trọng trong sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh để trở thành những ông bố bà mẹ thông thái trong chăm sóc trẻ - yêu thương trẻ đúng cách.

Minh Tâm (biên tập) 


Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát?

bao-khi-nhi-com-ho-hap

              Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi giúp:

                   - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em.

                   - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở.

GỌI NGAY: 1800.0055  (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

                                                                                                                           SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP 

 

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam