Những tác nhân nào gây ra cơn hen cấp ở trẻ em ?

Đăng lúc 04:04 20-03-2015

Hiện nay tình trạng mắc bệnh hen phế quản ở trẻ em ngày càng gia tăng. Những tổn thất do căn bệnh này gây ra cũng rất lớn bao gồm chi phí điều trị trực tiếp, tiền thuốc thang, làm xét nghiệm... cùng các chi phí do cha mẹ phải nghỉ làm chăm con, con phải nghỉ học… ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cuộc sống của trẻ và cả gia đình.

Bảo-khi-nhi-be-hen-phe-quan

Bệnh hen phế quản có nhiều nguyên nhân, đối với trẻ em sức đề kháng còn non yếu thì càng khó chống đỡ lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi hít phải những tác nhân kích thích, bé thường lên cơn hen cấp tính, gây phù nề và chít hẹp đường thở. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tác nhân cơ bản gây ra cơn hen cấp tính để có thể lưu ý phòng tránh cho bé khi bé bị bệnh hen. Đây cũng là những yếu tố mà bậc cha mẹ nào cũng cần chú ý để giúp con khỏe mạnh hơn.

- Các dị nguyên thường gây dị ứng, kích thích cơn hen: Phấn hoa, lông vật nuôi, các thành phần hoặc độc tố từ côn trùng, nấm mốc, bụi bẩn, nước lau sàn, nước xả vải.. Những yếu tố này không chỉ thường gây nên các cơn hen cấp tính mà cũng có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do đó mẹ chú ý khi nhà có con nhỏ cần giữ vệ sinh thật sạch sẽ trong phòng và xung quanh nhà. Nếu bé bị hen thì nên tránh tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo hoặc côn trùng như bướm, sâu bọ …

- Những thức ăn có thể gây nên dị ứng: trứng, sữa bò, đậu nành, đậu phộng, tôm, cá … Một số bé có cơ địa dị ứng với đạm sữa bò hoặc đạm đậu nành, có bé lại dị ứng với đậu phộng hoặc trứng,…do đó khi con bị hen, các mẹ cần chú ý đến thực phẩm cung cấp cho trẻ, tránh những thức ăn gây dị ứng.

- Khói thuốc lá, khói bếp, bụi than, bụi nhà từ thảm, len, sàn nhà…là nguyên nhân rất thường gặp gây ra các bệnh đường hô hấp và hen phế quản. Bạn nên tránh để bé tiếp xúc với các loại khói bụi trên và không nên trải thảm trong nhà.

- Thay đổi thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, gió lạnh, chuyển mùa … cơ thể bé nhạy cảm hơn, khó thở và có thể lên cơn hen do đó cần tránh gió lạnh, cho trẻ mặc ấm phù hợp với thời tiết.

- Các bệnh nhiễm trùng hô hấp: Sau 1 đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, trẻ có thể sẽ bị hen phế quản. Khi bị hen dạng này, trẻ thường thấy khó thở, thở ran rít. Do đó khi chăm con bạn nên phòng ngừa con bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, nếu có dấu hiệu bất thường thì đưa trẻ đi khám chữa dứt điểm luôn tránh biến chuyển thành những bệnh khác.

- Trẻ bị gắng sức như khóc hoặc cười quá nhiều… cũng có thể là một tác nhân gây ra cơn hen phế quản cấp tính.

 Bao-khi-nhi-tre-gang-suc-khi-bi-hen

Mặc dù rất nhiều tác nhân có thể gây ra cơn hen cấp tính như trên nhưng không phải tất cả trẻ bị hen phế quản đều phản ứng với tất cả những yếu tố đó. Tuy vậy sức đề kháng ở trẻ nhỏ vốn đã yếu ớt, những bé bị hen phế quản lại càng nhạy cảm hơn nên các ông bố bà mẹ cần chú ý tìm hiểu những yếu tố gây dị ứng cho trẻ và phòng ngừa cơn hen có thể tái phát vì các nguyên nhân đó.

Anh Thảo (biên tập)



Giải pháp cho bé mắc các bệnh viêm đường hô hấp

Được kết hợp từ Cao hỗn hợp Cỏ xạ hương, Húng chanh, Cao bách bộ, Cao Tỳ bà diệp và Magiê, Bảo Khí Nhi Plus có công dụng:

- Tăng cường sức khỏe đường hô hấp

- Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở.

- Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em.

Sản phẩm sử dụng cho:

Trẻ em từ 13 tháng tuổi trở lên:

- Bị 1, 2 hoặc cả 3 triệu chứng: Đờm, ho, khó thở.

- Bị viêm khí phế quản; viêm phổi; hen và viêm đường hô hấp khác.

- Có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.

Hướng dẫn sử dụng:

- Pha cốm với  15 - 30ml nước ấm hoặc sữa hoặc nước hoa quả.

- Không phải kiêng ăn uống khi dùng sản phẩm (trừ thức ăn gây dị ứng).

- Có thể sử dụng sản phẩm lâu dài; có thể sử dụng cùng thuốc Tây.

- Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 3 đến 6 tháng để có kết quả tốt nhất.

(Trẻ em dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng)

Bao-Khi-Nhi

Sản phẩm được sản xuất tại: Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế (IMC) 

GỌI NGAY:  1800.0055  (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP

 

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam