Mục tiêu và các lưu ý trong điều trị Hen phế quản ở trẻ

Đăng lúc 08:06 24-12-2014

Hen phế quản (hay còn gọi là suyễn) là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ em trên toàn thế giới. Ô nhiễm môi trường gia tăng, khói bụi, thuốc lá khiến tỷ lệ hen phế quản (HPQ) ở trẻ em trên thế giới ngày càng tăng. Việc điều trị và kiểm soát tốt HPQ là hết sức cần thiết để giúp cho trẻ có thể hòa nhập và sinh hoạt bình thường.

bao-khi-nhi-con-hen-o-tre-nho

Bố mẹ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ nhằm thực hiện các mục tiêu điều trị của bệnh hen phế quản bao gồm:

    -  Hạn chế tối đa xuất hiện triệu chứng bệnh

   -   Hạn chế đến mức thấp nhất các đợt Hen cấp nghĩa là làm giãn sự xuất hiện cơn hen phế quản.

   -   Giảm tối đa các cơn hen nặng phải đến bệnh viện cấp cứu.

  -   Ít phải dùng thuốc giãn phế quản.

  -   Đảm bảo các hoạt động bình thường cho trẻ.

  -   Không có hoặc có ít phản ứng phụ của thuốc.

Ba yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh hen cần khống chế:

+ Viêm nhiễm phù nề niêm mạc phế quản.

+ Co thắt phế quản.

+ Tăng tính phản ứng phế quản, tăng tiết dịch nhầy phế quản.

Để hạn chế các yếu tố trên, bệnh nhân HPQ cần được phân loại mức độ nặng của bệnh, sử dụng các loại thuốc đúng chỉ định, các thuốc thường sử dụng là thuốc chống viêm corticoid và thuốc giãn phế quản để điều trị lâu dài và điều trị cắt cơn.

Những lưu ý cần thiết trong điều trị HPQ ở trẻ:

   -   Luôn có sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ giữa trẻ mắc bệnh, gia đình trẻ và bệnh viện. Trong quá trình khám lâm sàng, các bác sĩ gặp rất nhiều trường hợp cha mẹ không muốn tiết lộ bệnh lý của con em mình, điều này cản trở rất lớn đến việc điều trị. Các mẹ cần phải biết các kĩ năng cơ bản trong chăm sóc trẻ mắc HPQ, cần động viên trẻ an tâm trong điều trị, do trẻ rất dễ có tâm lý e ngại mọi người xung quanh biết mình mắc bệnh, sợ bạn bè xa lánh.

  -  Theo dõi, đánh giá, sử dụng nghiêm túc các biện pháp thăm dò chức năng hô hấp và theo dõi thường xuyên lưu lượng đỉnh với những trẻ trên 4 tuổi, trẻ mắc hen mức độ trung bình và nặng.

  -  Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen (các dị nguyên), như thức ăn gây dị ứng, khói, bụi, lông của vật nuôi…

  -  Các mẹ cần giúp bé sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng kĩ thuật đã được hướng dẫn .

  -   Theo dõi và xử lý kịp thời những cơn HPQ kịch phát, khống chế cơn HPQ kịp thời bằng các thuốc giãn phế quản, thuốc cường Beta 2 tác dụng nhanh dạng hít hoặc khí dung kết hợp corticoid hít, dạng uống hoặc tiêm   TM.

Trẻ mắc HPQ không được điều trị kịp thời hoặc được điều trị nhưng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Do đó cần sớm phát hiện trẻ mắc HPQ để trẻ được điều trị và kiểm soát bệnh kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc có thể sảy ra.

Minh Tâm  (biên tập)

 

Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát?

bao-khi-nhi-com-ho-hap

              Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus giúp:

                   - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em.

                   - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở.

GỌI NGAY:  1800.0055  (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

                                                                                                                            SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP


  

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam